Nhận định Ngưu-Lý đảng tranh

Theo quan niệm thông thường của giới sử học, Ngưu Lý đảng tranh tức là sự tranh giành giữa hai đảng Ngưu và Lý, trong đó Ngưu là Ngưu Tăng Nhụ, Lý là Lý Đức Dụ. Trong đảng Ngưu có một nhân vật nổi bật mang họ Lý là Lý Tông Mẫn, đồng minh thân cận của Ngưu Tăng Nhụ. Tuy nhiên cũng có quan điểm cho rằng Ngưu là Ngưu Tăng Nhụ nhưng Lý là Lý Tông Mẫn, như Triệu Dực ở triều Thanh[56].

Có quan điểm nói rằng trọng tâm của tranh chấp Ngưu - Lý là về thái độ của triều đình đối với thế lực phiên trấn. Lý đảng chủ trương cách tân, dùng biện pháp cứng rắn để thu phục các trấn nổi loạn. Ngưu đảng chủ trương thỏa hiệp với các trấn để giữ nền hòa bình. Tuy nhiên bất kể là đảng nào cũng lợi dụng vào thế lực hoạn quan để mưu lợi cho mình, nhờ hoạn quan mà tiến thân. Điều này đời Đường từ nửa cuối Trung diệp trở đi[57], triều cục thực chất nằm trong tay các hoạn quan và quân đội Thần Sách, cho nên có thể nói Đảng tranh Ngưu Lý tuy về danh nghĩa là cuộc tranh chấp giữa các quan văn tranh giành ảnh hưởng trên chính trường, thực chất chỉ là một phần trong nạn hoạn quan cuối đời Đường.

Cũng có quan điểm nói Ngưu-Lý đảng tranh là nối tiếp của cuộc tranh chấp Lý Phùng CátBùi Độ. Thời Đường Hiến Tông, hai vị này tranh chấp nhau nắm giữ tướng quyền, kết cục Bùi Độ thất bại và bị đẩy khỏi kinh sư. Ngưu Tăng Nhụ-Lý Tông Mẫn thực chất là kế tục Lý Phùng Cát, còn Lý Đức Dụ là kế tục của Bùi Độ, như Phí Chánh ThanhThôi Thụy Đức trong <Kiếm Kiều Trung Quốc Tùy Đường sử>.

Liên quan